Tầm nhìn – Năng lực cốt lõi

Leave a Comment
    Tác giả Robert K. Greenleaf trong cuốn sách The Servant as Leader (Lãnh đạo – Kẻ nô bộc) đã nói: “Nhìn xa trông rộng là khả năng dẫn dắt của nhà lãnh đạo. Một khi nhà lãnh đạo mất khả năng này và những điều không mong muốn xảy ra thì ông ta chỉ là nhà lãnh đạo trên danh nghĩa mà thôi. Ông ta không lãnh đạo, ông ta chỉ phản ứng với tình huống tức thời. Có hàng loạt dẫn chứng về tình trạng mất vai trò lãnh đạo do không có tầm nhìn tương lai và không hành động dựa trên những hiểu biết đó khi có cơ hội để hành động”.

    Trên thực tế, các nhà lãnh đạo thành công đều có tầm nhìn về những việc họ phải hoàn thành. Tầm nhìn ấy trở thành sức mạnh của sự cố gắng và thúc đẩy họ vượt qua khó khăn. Với tầm nhìn, nhà lãnh đạo đang thực hiện một sứ mệnh đặc biệt, tinh thần ấy lan truyền và được mọi người cảm nhận cho đến khi họ cùng thực hiện sứ mệnh với nhà lãnh đạo của mình. Đoàn kết là sức mạnh biến ước mơ thành hiện thực. Nhân viên thì làm việc hăng say, phấn chấn để hoàn thành mục tiêu. Quyền lợi cá nhân được đặt sang một bên vì tất cả đều hướng tới một mục tiêu chung. Thời gian sẽ vụt bay; tinh thần làm việc thăng hoa, các câu chuyện thần kỳ được kể và tinh thần trách nhiệm trở thành khẩu hiệu. Tại sao vậy? Tất cả chỉ vì lãnh đạo của họ có một tầm nhìn!

     Tất cả là tầm nhìn. Không có nó, sức mạnh bị suy giảm, thời hạn bị bỏ lỡ, đòi hỏi cá nhân bắt đầu trỗi dậy, năng suất lao động giảm và nguôn nhân lực bị phân tán.
     Khi được hỏi: “Điều gì tồi tệ hơn việc bị mù bẩm sinh?” Nhà văn, nhà diễn thuyết và nhà hoạt động xã hội Helen Keller đã trả lời: “Sáng mắt nhưng không có tầm nhìn”. Đáng buồn thay, rất nhiều người là lãnh đạo nhưng lại không có tầm nhìn cho tổ chức họ sẽ lãnh đạo. tất cả các nhà lãnh đạo lỗi lạc đều sở hữu hai thứ: Họ biết mình đang đi đâu và họ có khả  năng thuyết phục người khác đi cùng họ. Họ giống như bảng quảng cáo của phòng khám mắt: “Nếu bạn không nhìn thấy những gì bạn muốn, bạn đã tìm đến đúng địa chỉ rồi đấy!”.
     Có lẽ trong thời gian qua, danh từ “tầm nhìn” đã bị lạm dụng quá nhiều. Mục tiêu đầu tiên của một buổi hội thảo về quản lý là đưa ra phát ngôn về mục đích của tổ chức (sứ mệnh). Mọi người sẽ nhìn bạn giống như người ngoài hành tinh nếu bạn không thể nhớ được mục đích tồn tại của tổ chức mình và in nó trên một tấm danh thiếp.

     Tại sao bạn phải chịu đựng tất cả những áp lực này để đưa ra mục đích tồn tại cho tổ chức mình? Có hai lý do: Thứ nhất, tầm nhìn là nét đặc trưng, là tiếng nói chung của tổ chức. Đó là thông điệp rõ ràng gửi đến thị trường cạnh tranh rằng bạn có tiếng nói riêng giữa muôn vàn lời mời chào khách hàng. Và đó chính là lý do để bạn tồn tại. Thứ hai, tầm nhìn trở thành công cụ kiểm soát, nó thay thế cho bản hướng dẫn với hàng nghìn trang giấy được đóng khung và hạn chế sự sáng tạo. Trong một kỷ nguyên khi sự phân quyền ở cấp thấp nhất là điều kiện tồn tại thì tầm nhìn là chìa khóa giữ cho mọi người tập trung vào mục tiêu.

   Bốn cấp độ TẦM NHÌN của mỗi người:
Không nhìn thấy tầm nhìn: Họ là kẻ vô dụng
Nhìn thấy tầm nhìn nhưng không theo đuổi nó: Họ chỉ là những người đi theo người khác
Nhìn thấy tầm nhìn và theo đuổi nó: Họ là những người thành đạt
Nhìn thấy tầm nhìn, theo đuổi nó và giúp người khác cũng nhìn thấy nó: Họ là những nhà lãnh đạo đích thực!

     Dưới đây là SỨ MỆNH và TẦM NHÌN của Đỗ Văn Duy, các bạn hãy đọc và cảm nhận tất cả những điều này!

* Sứ mệnh:
Kết nối các nguồn lực trong xã hội để hỗ trợ và giúp đỡ đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Phát huy sức mạnh của tuổi trẻ góp phần vào sự nghiệp phát triển của Thủ đô và đất nước.
Tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả cho nhân viên.

* Tầm nhìn:
Là địa chỉ tin cậy của đoàn viên, thanh niên trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng và giới thiệu việc làm.
Là đối tác tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp để phối hợp triển khai các chương trình, dự án.
Là nơi để ý tưởng sáng tạo và khát vọng của các bạn trẻ được thực hiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét